Điều trị nám công nghệ Mela Extra Siêu hiệu quả

Nám da là gì?

Nám da là tình trạng rối loạn tăng sắc tố da, xuất hiện khi sắc tố Melanin sản sinh quá mức, dẫn đến hình thành các mảng hoặc đốm sẫm màu. Tình trạng này gặp nhiều ở phụ nữ từ 20 – 50 tuổi, nhất là khi mang thai và sau sinh. Nám da có thể đậm và nhạt dần theo thời gian, tình trạng thường nặng vào mùa hè, nhẹ hơn khi trời chuyển đông. 

Nám da thường xuất hiện ở những vùng sau:

  • Trán.
  • 2 bên má.
  • Mũi và quanh môi.
  • Một số trường hợp khác: cổ, cánh tay,…

Nám da có những biểu hiện khác nhau tùy theo kích thước, màu sắc, độ nông, sâu. Theo phân loại lâm sàng, nám da được chia thành 3 loại, gồm:

  • Nám nông.
  • Nám sâu.
  • Nám hỗn hợp.

Nguyên nhân hình thành nám da

1. Nguyên nhân nội sinh

Có nhiều nguyên nhân hình thành nám da. Một số nguyên nhân nội sinh có thể kể đến như: (2)

  • Di truyền: nám da có thể ảnh hưởng bởi gen. Tiền sử gia đình có người bị nám thì nguy cơ con cháu cũng sẽ gặp tình trạng này. Phần lớn các cặp song sinh giống nhau đều bị nám da. Người có làn da sẫm màu dễ bị nám hơn người da trắng.
  • Giới tính: tình trạng nám da ở phụ nữ cao gấp 9 lần nam giới.
  • Sử dụng thuốc tránh thai.
  • Người đang điều trị rối loạn nội tiết tố hoặc mắc bệnh suy giáp.
  • Phụ nữ mang thai: nám da là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng từ 15% – 50% phụ nữ mang thai. Sự gia tăng nồng độ estrogen, progesterone và các hormone kích thích tế bào hắc tố trong thời gian thai kỳ có thể gây nám da.
  • Ảnh hưởng bởi một số loại thuốc: kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), lợi tiểu, retinoid, hạ đường huyết, chống co giật, loạn thần,…
  • Lão hóa da.

2. Nguyên nhân ngoại sinh

Bên cạnh những nguyên nhân nội sinh, nám da còn được hình thành từ những yếu tố sau: (3)

  • Mỹ phẩm: một số loại có thể làm da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
  • Các sản phẩm chăm sóc da: một vài sản phẩm có thể gây kích ứng khiến da mỏng đi và dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân bên ngoài.
  • Xà phòng: một số loại xà phòng thơm có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng nám da.
  • Tắm nắng: tia cực tím ảnh hưởng đến các tế bào kiểm soát sắc tố (melanocytes) gây nám da.
  • Ánh sáng từ màn hình LED như: tivi, máy tính, điện thoại di động,…
  • Chế độ chăm sóc da không phù hợp: tình trạng này kéo dài sẽ khiến da suy yếu, sức đề kháng giảm, thậm chí có thể gây nên những tổn thương trên da.